Bối cảnh Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021

Chủ tịch

Thủ tướng Ý Giuseppe Conte (trái) và thủ tướng Vương quốc Anh Boris Johnson (phải) tại lễ khai mạc COP26 vào tháng 2 năm 2020, trước khi nó bị hoãn lại một năm

Vương quốc Anh giữ chức chủ tịch COP26. Ban đầu Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Tăng trưởng Sạch là bà Claire Perry O'Neill được bổ nhiệm làm chủ tịch hội nghị nhưng bà đã bị bãi nhiệm vào ngày 31 tháng 1 năm 2020, chỉ vài tháng sau khi thôi giữ chức nghị sĩ.[9][10] Cựu Thủ tướng David Cameron và cựu Ngoại trưởng William Hague từ chối đảm nhiệm vai trò này.[11] Vào ngày 13 tháng 2 năm 2020, Thư ký chiến lược Kinh doanh, Năng lượng và Công nghiệp Alok Sharma được bổ nhiệm.[12] Vào ngày 8 tháng 1 năm 2021, chức vụ của Sharma được Kwasi Kwarteng kế nhiệm làm Thư ký Chiến lược Kinh doanh, Năng lượng và Công nghiệp, còn ông Sharma thì được chuyển đến Văn phòng nội các để tập trung toàn thời gian cho nhiệm kỳ chủ tịch.[13]

Nigel Topping được bổ nhiệm làm Nhà vô địch hành động vì khí hậu cấp cao của Chính phủ Vương quốc Anh cho COP26; ông là cựu Giám đốc điều hành của We Mean Business, một tổ chức hành động vì biến đổi khí hậu.[14][15]

Ý hợp tác với Vương quốc Anh trong việc tổ chức COP26. Đa phần vai trò của họ là chuẩn bị trước cho các công việc, chẳng hạn như việc tổ chức một phiên họp trước COP và một sự kiện dành cho giới trẻ có tên là Youth4Climate 2020: Driving Ambition. Các sự kiện này diễn ra từ ngày 28 tháng 9 đến ngày 2 tháng 10 năm 2020 tại Milan.[16]

Trì hoãn

đại dịch COVID-19 nên vào tháng 4 năm 2020, các bên đã hoãn thời điểm tổ chức hội nghị đến thời điểm mới từ ngày 31 tháng 10 đến ngày 12 tháng 11 năm 2021.[3][17] Cả hai quốc gia tổ chức là Ý và Vương quốc Anh đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, địa điểm tổ chức hội nghị từ Trung tâm SEC ở Glasgow đã được chuyển thành một bệnh viện dã chiến vào tháng 5 năm 2020 cho bệnh nhân COVID-19.[18]

Thư ký Công ước Patricia Espinosa đã tweet rằng "do ảnh hưởng của COVID-19 đang diễn ra trên toàn thế giới nên việc tổ chức COP26 đầy tham vọng, trọn vẹn vào tháng 11 năm 2020 là không thể."[19] Bà cũng chỉ ra rằng các nền kinh tế tái khởi động sẽ là cơ hội để "định hình nền kinh tế thế kỷ 21 theo những cách thức sạch, xanh, lành mạnh, công bằng, an toàn và bền vững hơn."[19] Ngày tổ chức lại đã được công bố vào tháng 5 năm 2020.[2] Trước đó vào năm 2021, Anh và Ý lần lượt tổ chức các hội nghị thượng đỉnh của G7G20.[20]

Các nhà quan sát độc lập cho ý rằng mặc dù không liên quan trực tiếp nhưng việc hoãn lại đã cho cộng đồng quốc tế thời gian để phản ứng với kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ được tổ chức vào tháng 11 năm 2020.[21][22] Tổng thống Donald Trump đã rút Hoa Kỳ khỏi Thỏa thuận Paris, mặc dù điều này không thể có hiệu lực cho đến ngày sau cuộc bầu cử; trong khi những người thách thức từ đảng Dân chủ của ông cam kết sẽ ngay lập tức tham gia lại và gia tăng tham vọng giảm lượng khí thải.[23] Khi Joe Biden đắc cử, ông ấy đã làm như vậy.[24] Tại hội nghị, Biden đã xin lỗi về việc Trump quyết định rút Hoa Kỳ khỏi thỏa thuận.[25]

Các nhà tài trợ

Các hội nghị thượng đỉnh trước đây đã được tài trợ bởi các công ty nhiên liệu hóa thạch. Để giảm bớt ảnh hưởng này, chính phủ Vương quốc Anh đã quyết định rằng các nhà tài trợ "phải có những cam kết thực sự để giúp họ đạt được trung tính carbon trong tương lai gần".[26] Các đối tác chính đầu tiên là 3 công ty năng lượng của Anh, một công ty ngân hàng và bảo hiểm.[27]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 http://www.theguardian.com/uk-news/2021/jun/01/gla... http://ukcop26.local/mark-carney-to-drive-finance-... http://earthcharts.org/category/climate-change/cli... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... //www.worldcat.org/issn/0013-0613 //www.worldcat.org/issn/0261-3077 //www.worldcat.org/issn/0362-4331 https://www.carexpert.com.au/car-news/cop26-every-... https://www.skynews.com.au/australia-news/australi... https://www.abc.net.au/news/2021-11-05/australia-m...